Home � Tính nữ thiêng liêng trong bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" của Leonardo da Vinci

Tính nữ thiêng liêng trong bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" của Leonardo da Vinci


Bữa ăn tối cuối cùng hay Tiệc Ly là một sự kiện được mô tả trong trong Kinh Thánh Thiên Chúa giáo, trong cách dùng thông thường là để chỉ bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su cùng Mười hai sứ đồ trước khi chết.
Bữa ăn tối cuối cùng (tiếng Ý: Il Cenacolo hay L'Ultima Cena; tiếng Anh: The Last Supper) là bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức bích họa miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.
Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giê-xu chia sẻ với các môn đồ trước khi ngài chết.
Bức tranh của Vinci mô tả lại một phần truyền thuyết này: Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Giêsu - tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Jesus (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
Bức The last supper (Bữa tối cuối cùng) làm cho người xem cảm nhận một ẩn dụ sâu sắc về thị giác, đồng thời cũng đề cập đến một khía cạnh oàn toàn mới của Kinh Tân Ước. Chúa ngồi ở giữa, tay trái đặt ngửa giữa bàn (tay của trái tim), tay phải lập sấp cùng lời người đã phán ra: "Ở trong số các người có một người sẽ phản ta. Người đó là ai?" Câu nói ấy của Chúa gây những phản ứng khác nhau trên từng khuôn mặt và hành động của các Thánh tông đồ, từ phải sang trái, từng nhóm ba người. Kinh ngạc, nghi ngờ, đau xót, căm giận. Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm bàn bạc; ba người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn); một người lộ vẻ nghi ngờ; một người tỏ ra ngạc nhiên; một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành; hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền - đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.


Luận giải tính nữ thiêng liêng trong bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" của Leonardo da Vinci: Trong Kinh thánh, tất cả 12 môn đồ của Chúa là đàn ông. Trong bức tranh, có sự hiện diện của một người phụ nữ duy nhất ngồi bên tay phải của Chúa. Ít người phát hiện ra điều này là do hiện tượng “ám thị” khi bộ óc lấn át thị giác về việc “tất cả các vị tông đồ PHẢI là đàn ông”. Tuy nhiên, nếu nhìn kĩ môn đồ có vinh dự ngồi ngay cạnh phía bên phải của Chúa Jesus (vẫn thường được biết đến là John, Gioan hay Giăng) ta sẽ thấy, người này có khuôn mặt trắng trẻo và đôi bàn tay nhỏ nhắn chắp lại dịu dàng, mái tóc xõa bồng bềnh, chưa kể tới phần ngực có cao hơn một chút, như một người phụ nữ vậy. Đã có nhiều nghi ngờ Da Vinci đã "cố tình" vẽ môn đồ đó là phụ nữ?  Vậy người phụ nữ này là ai? Và tại sao người phụ nữ này lại đại diện cho tính nữ thiêng liêng ẩn dấu trong tác phẩm "Bữa tiệc cuối cùng" của Vinci?


Người phụ nữ đó chính là Mary Magdalene - người vợ của Chúa Jesus. Điều này đã bị Giáo hội loại bỏ và gán ghép bà với phẩm hạnh không xứng đáng. Tuy nhiên lịch sử dường như chứng minh bà là người vợ thân thiết nhất và cũng là một trong những tín đồ trung thành, gần gũi nhất của Chúa Jesus. Trong các bản Phúc âm cổ xưa còn chép lại sự hiện diện của bà, bà là đại diện tiêu biểu của tính nữ cao cả trong Thiên Chúa. Theo suy luận đơn giản, bà là người được tin cậy nhất và luôn ở bên Chúa, tuy nhiên vào thời điểm lịch sử Chúa Jesus sống - người Do Thái bắt buộc phải có vợ nếu không sẽ phạm phải ý chỉ của Đấng tối cao là đi ngược lại với di chỉ của sinh tồn : Đó là duy trì tính huyết thống cao quý mà Chúa Jesus là người mang trong mình dòng máu Hoàng tộc. Vậy Mary Magdalene có phải là vợ của Jesus không? Khi Chúa Jesus bị hành hình thì người đau buồn và khóc nhiều nhất là thánh Mary, phải chăng chỉ có người thân yêu nhất của mình khi bị hành hình thì nỗi thống khổ ấy mới biểu hiện cho tình cảm của một người mẹ - một người vợ? Hãy xem xét trên góc độ hôn nhân tương xứng: Jesus là người mang dòng máu Hoàng tộc và điều phải làm là không trái lại quy ước của Đấng sáng tạo là phải có người để "nảy nở thực nhiều" là ngẫu nhiên, Mary Magdalene cũng mang trong mình dòng dõi quý tộc là hậu duệ của David - vậy tính tương xứng trong hôn phối không thế bàn luận. Nhưng tại sao bà lại không được Công giáo công nhận như một chủ thể tồn tại độc lập và có thật? Điều nãy rất dễ hiểu, về tính quảng bá và tuyết đối của sự hoàn hảo của Chúa Jesus nên Giáo hội đã triệt tiêu bà trên danh nghĩa thân phận "gái điếm" nhằm bôi nhọ và phủ nhận hoàn toàn sự hiện hữu thực sự của bà. Đó là một dối trá và phủ nhận lịch sử ghê ghớm mà Giáo hội đã hành động thành công!


Tuy nhiên, Mary Magdalene được tái hiện trong tâm thức và sự thực của quy luật tồn tại. Bà được Leonardo da Vinci đặc tả rất kĩ trong tác phẩm "Bữa tiệc cuối cùng" với vị trí là bên tay phải của Chúa Jesus với góc nghiêng tạo thành chữ V. Và chính chữ V này là biểu tượng ẩn dụ đầy tinh tế và mỉa mai của Vinci. Tinh tế ở chỗ, nó đã tạo nên một hình ảnh người nữ - tính nữ trong tác phẩm miêu tả, đề cao và được Công giáo công nhận. Mỉa mai cũng chính là sự đánh lừa trâng tráo và khéo léo của Vinci đối với sự khắt khe và tính bảo thủ che mờ lịch sử của Nhà thờ Công giáo. Chữ V ở đây được ví như bộ phận của người phụ nữ, nó là đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở. Vinci đã đề cao tính nữ thiêng liêng tài tình đến khó thể nhận biết.


Trong tác phẩm Mary Magdalene của Vinci ta sẽ thấy rõ điều này hơn, khi ông miêu tả Mary tai phải cầm "mảnh che mặt" trên khu vực sinh sản và tay trái cầm một mảnh vải đỏ - ý chỉ sự ra đi của tính nữ. Ở đây Vinci ám chỉ bà đang mang trong mình dòng máu của Chúa Jesus và sinh ra một người con gái tên là Sarah.
Vậy tính nữ thiêng liêng đã ẩn dấu trong những điểm nhấn nghệ thuật của Vinci qua đó muốn đề cao giá trị chân chính và cao quý của người phụ nữ. Đó là duy trì giống nòi sinh tồn và khẳng định Mary Magdalene  trên quan điểm của lịch sử về sự tồn tại và ảnh hưởng tới nhân loại trong quan hệ là vợ của Chúa Jesus.


 Đào Hồng Cẩm

Tags:

0 comments to "Tính nữ thiêng liêng trong bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" của Leonardo da Vinci"

Leave a comment